Bảo trì và thay thế nhông sên dĩa

Nhông sên dĩa là “bộ ba” quyền lực không thể thiếu trong hầu hết các loại xe máy thông dụng, tạo thành hệ thống khép kín góp phần quan trọng trong quá trình vận hành xe. Vì thế bộ ba này xứng đáng được quan tâm kiểm tra, bảo dưỡng đúng mức để đảm bảo chiếc xe luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất và cũng để đảm bảo an toàn cho chính người lái. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bao lâu thì phải thay thế bộ nhông xích mới cho xế yêu của bạn? Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để có thể nhận biết khi nào cần bảo dưỡng cũng như thay mới bộ nhông sên dĩa xe máy. 

Kiểm tra tình trạng nhông xích 

Với một số hãng xe lớn như Honda, Yamaha họ có sẵn quy trình kiểm tra độ mòn và độ giãn của dây sên (xích) bằng những công cụ chuyên dụng hoặc treo vật nặng vào dây xích,.. hoặc sử dụng các cách phức tạp hơn. 

Bạn có thể kiểm tra và bảo trì xích xe máy tại nhà tương đối dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian nhằm xác định xem bạn có cần phải thay bộ nhông xích mới hay chỉ cần bảo trì lại. 

Kiểm tra độ chùng của sên bằng cách dùng ngón tay dịch chuyển xích lên xuống, độ chùng theo phương đứng của xích thông thường (trong khoảng cho phép) từ 25 – 35 mm. Quay bánh sau để kiểm tra nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau, nếu chỉ bị chùng vài chỗ thì có thể do một số mắt xích bị xoắn và bó lại (thường xuyên tra dầu bôi trơn để tránh trường hợp này).


Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra xích có còn ôm khít vào những răng của dĩa hay không? Các răng trên nhông dĩa có quá nhọn hay mòn, mẻ không? nhông dĩa khi đã hao mòn thì rãnh của răng sẽ không còn sâu và dày như lúc mới, các khoảng cách giữa các rãnh với nhau cũng sẽ thay đổi đáng kể. Đặc biệt khi cả nhông và sên quá mòn sẽ tăng hiện tượng trượt tạo tiếng động lớn, va đập mạnh dễ gây ra tuột hoặc đứt sên.

Bạn cũng có thể nhận biết hệ thống nhông sên dĩa hoạt động kém hiệu quả bằng các triệu chứng sau: xe bị ì mỗi khi chuyển số để tăng tốc, khi tăng ga có hiện tượng xích đập hộp hoặc kêu lọc cọc.

Bảo trì hay thay mới?

Sau bước kiểm tra, tùy tình trạng nhông sên dĩa mà quyết định nên bảo trì hay thay mới. Dân gian có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế việc bảo trì nhông sên dĩa vẫn tốt hơn việc tận dụng dùng hết nấc rồi thay mới vì khi bộ nhông xích đã cũ mà vẫn tiếp tục chạy thì có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến máy móc, đến khi bạn quyết định thay mới bộ nhông sên dĩa thì không chừng cũng nhận ra cần thay mới toàn bộ bộ phận, động cơ xe.

Thường xuyên vệ sinh và bôi trơn nhông sên dĩa, tăng sên chống dùng. 

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên tra dầu xích sau mỗi 500km, kiểm tra và tăng xích nếu bị chùng sau mỗi 1000km. Tuy nhiên, nếu xe phải hoạt động với công suất cao hoặc chạy đường dài liên tục mỗi ngày thì nên thực hiện bôi trơn sau mỗi 2 ngày để đảm bảo xích luôn hoạt động trơn tru, không bị khô, tránh gây mòn nhông dĩa. 

Phần lớn các tiệm sửa xe nhỏ hay lớn (kể cả hãng Honda hay Yamaha) đều sử dụng lại nhớt cũ cho dịch vụ bôi trơn xích miễn phí. Tuy nhiên việc này khá bất tiện khi mà mỗi 2 ngày lại phải tìm đến một tiệm sửa xe chỉ để bôi trơn sên đối với những người chạy đường dài và liên tục. Để khắc phục điểm đó, sản phẩm xịt bôi trơn sên đã ra đời, tiện lợi và tiết kiệm thời gian, có thể dùng cho bộ phận khác như tay thắng. Tuy nhiên đi kèm với sự tiện lợi là một giá tiền.

Cả nhớt đã qua sử dụng và chai xịt sên đều có thể làm tốt vai trò bôi trơn, tuy nhiên chúng đều không có tác dụng làm sạch. Vệ sinh NSD là một khâu đơn giản nhưng cần thiết để giúp tăng tuổi thọ cho xe. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm đến việc bảo dưỡng thật tốt chiếc xe nhưng vẫn muốn tiết kiệm thời gian thì làm luôn combo bôi trơn + làm sạch sên, chỉ cần 5 phút vào buổi sáng trước khi lên đường là đã có hẳn một ngày chạy xe thật êm ái. 

Ngoài chai xịt dưỡng sên, một loại mà chúng tôi tin dùng và khuyên dùng là mỡ bôi trơn. Sử dụng bàn chải cho một ít mỡ lên và chải dọc chiều dài sợi xích, cách này vừa giúp làm sạch đồng thời bôi trơn cho dây sên. Đây tuy không phải là một cách thông dụng nhất nhưng lại là cách mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu đã quyết định đầu tư vào lựa chọn này thì Ipone X-trem chain Road là một sự lựa chọn không tồi. Thiết kế chai và đầu vòi giúp bạn có thể sử dụng một lượng vừa đủ vào đúng vị trí cần thiết, tránh lãng phí. 


Hoặc là trung thành với nhớt miễn phí hay quyết định đầu tư Ipone chất lượng đi kèm giá tiền, cho dù lựa chọn của bạn là gì đi nữa thì hãy ghi nhớ điều quan trọng là thường xuyên kiểm tra và bôi trơn sên, mỗi 2 ngày đối với những xe chạy đường dài liên tục. 

Thay mới bộ nhông sên dĩa - chất lượng và giá cả

Chất lượng nhông sên dĩa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành của xe. Một cặp lốp kèm với một bộ NSD tốt là chìa khóa để có một chuyến đi êm ái và thuận lợi.

Một bộ NSD có giá vào khoảng 140k (đối với Honda Wave) đến hơn 2 triệu cho dòng xe phân khối lớn như CB500X. Với những dòng xe phổ biến như Honda Wave, Honda Winner hay Yamaha Exciter bạn có thể mua bộ NSD DID với giá tầm 700k. 

Một bộ Honda Head giá 140k đi được 6,000km, DID 700k đi được 20,000km. Về mặt kinh tế thì bộ 140k chiếm ưu thế, tuy nhiên khi xét về khả năng vận hành thì bộ DID xứng đáng được cân nhắc tin dùng, hơn nữa còn giảm được số lần tăng sên / bảo dưỡng định kỳ.


Đối với những dòng xe lớn nhập từ nước ngoài thì không có bộ NSD riêng. Trên thị trường, nhông - sên - dĩa là 3 bộ phận được bán riêng biệt không theo bộ (điều này là bình thường). Điều này khiến người dùng khó lựa chọn và hiểu rõ việc thay NSD. 

Việc thay nhông - sên - dĩa được khuyên rằng nên thay cùng nhau vì 3 bộ phận này hỗ trợ làm việc với nhau. Một chiếc xe với dây sên mới tốt đi chung với nhông dĩa đã mòn cũng không giúp tăng tuổi thọ của xe. 

Những chiếc xe của Tigitmotorbikes.com đều sử dụng bộ NSD tự kết hợp của Chrunix, bao gồm: nhông trước, sên và dĩa sau với chất lượng tuyệt vời nhất với giá tốt nhất. 

Kết luận: 

Một chai xịt sên với giá 230k cho việc bảo trì thường xuyên, hay thay mới bộ NSD khi đã xài hết đát bộ cũ. Đâu là là lựa chọn tốt hơn? Chỉ có bạn, người sử dụng xe mới quyết định được. Hãy cân nhắc về các yếu tố ảnh hưởng cũng như thói quen lái xe của mình mà đưa ra lựa chọn tốt nhất và kinh tế nhất nhé.