Các Bước Kiểm Tra Ắc Quy Xe Máy

Chăm sóc “xế yêu” là điều luôn cần thiết, không chỉ bảo vệ xe máy của bạn tránh khỏi những hư hỏng không đáng có, mà còn bảo vệ chính bản thân bạn. Kiểm tra bình ắc quy thường xuyên cũng là một trong số những bước quan trọng mà bạn không thể bỏ sót. 

Bình ắc quy là gì ? Tại sao lại quan trọng đến vậy? 

Bình ắc quy có nhiệm vụ tích trữ năng lượng ở dạng hoá năng và giải phóng năng lượng để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị sử dụng điện trên xe như còi, xi-nhan, đèn xe, CDI-DC,... Nếu ắc quy bị hỏng, xe sẽ không thể sử dụng các thiết bị cần thiết trên và tệ hơn là không thể khởi động được xe. 

Kiểm tra bình ắc quy 


Bước 1: Chẩn đoán hư hỏng 

  • Chắc chắn rằng vấn đề xuất phát từ ắc quy chứ không vì những nguyên nhân khác. Những chiếc xe máy hiện đại thường có “chip" tại chìa khoá, nếu không sử dụng đúng chìa khoá xe sẽ không khởi động được.
  • Không khởi động được xe, hoặc gặp khó khăn trong khâu khởi động, phải bấm đề liên tục.
  • Tiếng coi xe không to rõ như bình thường, tiếng còi yếu và bị lạc.
  • Đèn pha, xi-nhan mờ đi trông thấy khi di chuyển trong bóng tối. Hoặc khi sử dụng còi thì đèn sẽ chập chờn.

Bước 2: Thực hiện kiểm tra điện áp đứng 

Bình ắc quy nếu bị trục trặc sẽ không tích được điện khi sạc điện và không cung cấp đủ dòng điện cho các thiết bị dùng điện trên xe. Nguyên nhân có thể là do các tấm điện phân bên trong bị phá huỷ hoặc mòn. Bạn hãy sử dụng một vôn-kế để kiểm tra điện áp nạp của ắc quy, thậm chí có những xe trang bị cả vôn kế gắn liền để tiện việc kiểm tra. Vôn-kế đo điện áp gắn liền chỉ đo giá trị điện áp của một tấm điện phân bên trong chứ không phải là điện áp của cả sáu lõi nên nếu chỉ nhìn vào vôn kế cũng không thể khẳng định được rằng cả sáu lõi đều còn tốt. 

Tiến hành thử nghiệm, tất cả những gì bạn cần là một đồng hồ vạn năng (DVOM). Cắm dây dẫn vào đồng hồ vạn năng, đầu chì đen cắm vào cổng có chữ “COM” và đầu chì đỏ cắm vào cổng có chữ “V". Bật đồng hồ vạn năng vào mức 20V DC của thang đo (chuyển đến mức “V" nếu bạn sử dụng đồng hồ tự động). Khi xe máy đã tắt hoàn toàn, hãy chạm chì đen vào cực âm và chì đỏ vào cực dương của pin, sau đó ghi lại điện áp. 

Chỉ số điện áp ắc quy và tình trạng nạp: 

Vôn 

Mức độ pin 

12.73 

100%

12.62

90%

12.50

80%

12.32

70%

12.20

60%

12.06

50%

11.90

40%

11.75

30%

11.58

20%

11.31

10%

10.50

Pin cần kiểm tra để thay thế hay không. 


Bước 3: Kiểm tra điện áp quay 

Bạn có thể thực hiện kiểm tra với pin đang tải (đang hoạt động) để có thể quan sát dòng điện chạy qua nó. Lưu ý rằng đây không phải là cách nên làm thường xuyên, nhưng đây cũng là một cách để biết được bình ắc quy của bạn có hoạt động tốt hay không. 

Thiết lập kết nối DVOM tương tự như khi kiểm tra điện áp đứng, tiến hành quan sát điện áp, nếu bình ắc quy hoạt động không tốt thì nên giảm điện áp xuống 9.6 vôn xuống hơn 10 giây. 

Bước 4: Kiểm tra tiếp xúc tại cực ắc quy

Sử dụng đèn đo mạch để kiểm tra cực ắc quy, nếu các tấm điện cực của ắc quy bị sun-phát hoá thì ắc quy sẽ không thể sạc đầy. Điều này làm giảm điện áp và tuổi thọ của ắc quy. Vậy nên nếu có điều kiện hãy sạc ắc quy trong vài ngày. 

Bước 5: Khắc phục sự cố

Sau các bước kiểm tra trên thì hãy đảm bảo rằng ắc quy của bạn luôn được bảo quản, vệ sinh thường xuyên trong suốt thời gian sử dụng. Kiểm tra, vệ sinh các đầu dây kết nối với thiết bị, khi nạp bổ sung nên mở các nút tránh để tình trạng chập mạch trong quá trình tháo lắp. 

Bảo quản ắc quy ở nơi thoáng mát, khô ráo. Chú ý khi sử dụng bình ắc quy là Không để cực (+) và cực (-) của ắc quy nối tắt với nhau.Quá trình nạp điện cho ắc quy sẽ tạo ra các khí gây cháy nổ, trong quá trình nạp điện phải đặt ắc quy nơi thoáng khí và tránh xa các nguồn lửa hoặc nguồn phát sinh tia lửa điện.Khi bị dung dịch axit văng vào da hoặc mắt, lập tức dùng nước sạch xối và rửa nhiều lần lên vùng bị dính axit, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Để ắc quy tránh xa tầm tay trẻ em.