Hướng Dẫn Đo Vòng Đầu Và Chọn Size Mũ Bảo Hiểm

Chọn mua mũ bảo hiểm không đơn giản chỉ là lựa màu sơn và kiểu dáng hợp với xe bạn đang đi, mà bạn còn đang quyết định mũ nào sẽ bảo vệ bạn khỏi những rủi ro có thể xảy ra trên đường.

Đội mũ không đúng kích cỡ làm cho mũ có nguy cơ rơi ra khỏi đầu khi xảy ra va chạm. Đến lúc đó thì mũ có đắt đến mấy cũng không bảo vệ được bạn!

May là, mũ muốn vượt qua được các bài kiểm tra về độ an toàn. Hiểu nôm na là: mũ bảo hiểm free-size sẽ không đạt chuẩn an toàn. Lý do rất đơn giản: Khi xảy ra va chạm, các lớp lót bên trong mũ bảo hiểm chịu trách nhiệm hấp thu lực tác động đó. Tuy nhiên, nếu bạn đội mũ quá rộng, khoảng cách giữa da đầu và mũ quá lớn, thì thay vì hấp thụ lực tác động thì bạn lại bị “vả vào đầu” bởi chính cái mũ mình đang đôi. Một số mũ còn có công nghệ hấp thụ lực tác động “xoay” MIPS như mẫu Bell MX-9, thì để công nghệ này có tác dụng bảo vệ, trước hết đầu bạn nằm gọn gàng trong vỏ mũ, và không bị xê dịch quá nhiều. Mũ quá chật sẽ gây khó chịu, đau đầu, mất tập trung. Còn mũ quá rộng sẽ mất tác dụng bảo vệ vốn có của nó. Kết luận: Luôn đội mũ đúng kích cỡ để không gây khó chịu mất tập trung, mà còn có tác dụng bảo vệ đầu. 

Chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm gồm có những gì? Tìm hiểu thêm về DOT, ECE và các tiêu chuẩn an toàn mũ bảo hiểm!

Hơi bị phức tạp phải không? Không khó lắm đâu. Hy vọng hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được chút ít thời gian. Tất cả những gì bạn cần, là một cuộn thước dây, và ai đó có thể giúp bạn vài thao tác đơn giản. Bạn cũng có thể tự làm một mình ở nhà


Xác định đúng loại mũ bảo hiểm cần mua

Đây là lúc bạn làm quen với công dụng của từng loại mũ bảo hiểm khác nhau. Cũng giống như xe máy, mỗi loại mũ bảo hiểm được thiết kế cho một mục đích và môi trường sử dụng khác nhau. Cùng điểm qua các kiểu mũ bảo hiểm thông dụng nhất . Dưới đây là vài dòng tóm tắt, nhưng nếu muốn bạn có thể tham khảo sâu hơn với bài viết chi tiết về công dụng của từng loại mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm ba phần tư - là loại mũ bảo hiểm thông dụng và đã quá quen thuộc với đa số mọi người. Mũ ba phần tư dễ đội, không quá gò bó, tuy nhiên không đủ để bảo vệ bạn ở tốc độ cao. Mũ bảo hiểm ba phần tư cũng không có phần bảo vệ cằm, là nơi có khả năng chấn thương nhiều nhất. Giá thành rẻ, dễ đội, gọn và nhẹ, nên mũ ba phần tư thích hợp để sử dụng hàng ngày, di chuyển ngắn. Loại mũ này cũng được yêu thích bởi các tay chơi xe cổ. 

Mũ bảo hiểm fullface - cái tên ít nhiều cũng đã nói được rằng loại mũ này che kín phần đầu của người đội. Kính chắn gió che phần mặt và mũi, thanh che cằm ôm gọn phần cằm, bảo vệ vị trí dễ bị tổn thương. Do đó, mũ fullface bảo vệ tối đa người đội khỏi những chấn thương phần đầu, nhưng đồng thời cũng là mũ gây khó chịu nhiều nhất khi đội thời gian dài. Bạn sẽ cảm thấy nóng và khó thở do không có gió thổi trực tiếp vào mặt khi đội mũ fullface.

Mũ bảo hiểm lật hàm - còn có tên gọi khác là mũ lật ngàm, mũ flip-up, là một biến thể của mũ fullface. Điểm khác biệt chính của mũ lật hàm, là phần hàm có thể lật lên phía trên, nhờ một cơ chế bản lề đặc biệt. Nhờ vào đó, mũ lật hàm có thể đội như mũ fullface, hoặc như mũ ba phần tư tùy sở thích của người dùng. Đây là lý do mũ lật hàm được giới chơi xe adventure và touring ưa chuộng, khi vừa có thể bảo vệ toàn diện như mũ fullface trên đường cao tốc, vừa có thể nhanh chóng lật hàm lên để trò chuyện hoặc hút thuốc mỗi khi dừng. Tuy nhiên, sự tiện lợi này cũng phải đánh đổi với cân nặng và giá tiền. Nhược điểm của các dòng mũ flip-up, lật hàm này là đắt tiền và cân nặng. 

Mũ bảo hiểm dual-sport - kèm nhiều tên gọi khác là mũ ADV, mũ adventure được thiết kế dành cho những bạn thích khám phá mọi cung đường, từ đường nhựa đến những con đường đất đá gồ ghề. Mũ ADV vẫn được trang bị đầy đủ kính chắn gió và tiêu chuẩn an toàn, tích hợp thêm những điểm đặc trưng của mũ cào cào, như mũi che nắng, lỗ lấy gió và có thể sử dụng chung với kính goggle. Tất nhiên, mũ ADV hẳn không so được với mũ fullface trên đường cao tốc, hoặc mũ cào cào trên đường đất, nhưng nó cũng không giới hạn đường đi của bạn ở bất cứ đâu. Đó cũng là lời giải thích cho cái tên mũ bảo hiểm dual-sport.

Cuối cùng là mũ cào cào - được thiết kế dành riêng cho hoạt động trên xe địa hình. Mũ cào cào được thiết kế với những tiêu chí như khả năng bảo vệ ở tốc độ thấp, trọng lượng nhẹ, và giúp vận động viên dễ thở hơn khi đội. Vì hy sinh khả năng bảo vệ để có được trọng lượng nhẹ, mũ cào cào không đủ an toàn để sử dụng trên đường nhựa, hoặc trong các hoạt động khác. 

Các bước chọn size mũ bảo hiểm

1. Đo chu vi kích thước vòng đầu của bạn

Hy vọng bạn đã biết rằng loại mũ nào phù hợp với nhu cầu của bạn dựa vào bước 1. Ở bước 2, bạn cần xác định được số đo vòng đầu của bạn. 

Kích cỡ vòng đầu không phổ biến như kích cỡ ngực hoặc hông dùng khi chọn quần áo, nên nghe có vẻ lạ với hầu hết mọi người. Bạn chỉ cần dùng thước dây mềm tự đo xung quanh vòng đầu, hoặc nhờ một ai đó giúp bạn. Thước dây phải nằm trên chân mày của bạn, đi phía trên vành tai và ra sau đầu, như khi bạn đội mũ, nón kết. Nếu bạn không có thước dây mềm, có thể sử dụng một đoạn dây để quấn vòng quanh đầu, sau đó dùng thước kẻ để đo đoạn dây. So sánh kết quả đo với bảng kích cỡ mũ để biết size bạn cần chọn. 

đo vòng đầu

2. Đội thử mũ trên đầu

Giờ bạn đã có số đo vòng đầu, và loại mũ bạn muốn mua, hẳn bạn cũng đã chọn được một vài mẫu mũ bảo hiểm mà mình thích. Bạn hãy đặt hàng và mua chiếc mũ mà mình thích.Khi nhận được mũ, bạn cần phải đội thử. Để tránh bị vướng vành tai, bạn nên nắm hai quai mũ khi đội mũ vào. Khi mũ trượt qua đầu, bạn cảm thấy chật và khó chịu là điều bình thường. Mũ bảo hiểm không được thiết kế để đội vào tháo ra liên tục, mà để nằm yên trên đầu của bạn. Có thể cũng cần phải chỉnh sửa vành tai sau khi đội, hoàn toàn bình thường. 

Mua hàng tại Chrunix bạn được free ship COD, vậy còn chờ gì mà không đặt hàng? Bạn còn được đổi trả với bất kỳ lý do gì trong 7 ngày!

Cần đảm bảo rằng bạn không bị đau đầu hoặc khó chịu ở bất kỳ điểm nào. Nếu bạn bị đau đầu, khó chịu, mờ mắt thì có lẽ là cỡ mũ bạn chọn quá nhỏ. Không vấn đề gì, chỉ cần liên hệ với Chrunix để đổi cỡ mũ to hơn. 

Để chắc chắn rằng mũ không quá rộng, thì má của bạn phải được ép chặt và đẩy lên một chút, cảm giác nhai sẽ hơi khó khăn. Thử nắm phần cằm mũ và lắc, nếu mũ không trượt khỏi đầu thì có nghĩa là vừa vặn. Nếu mũ bị trượt khi bạn lắc đầu, thì có lẽ là bạn nên chọn cỡ mũ nhỏ hơn một số thử. 

*Lưu ý: Đệm mút của mũ sẽ bị nén lại khoảng 15-20% sau khoảng 20 giờ đội liên tục. 

3. Đội mũ bảo hiểm liên tục trong khoảng nửa giờ

Đội mũ liên tục tỏng khoảng 15 đến 30 phút. Có thể ngồi xem tv hoặc youtube (channel của Chrunix chẳng hạn). Nếu bạn cảm thấy đau đầu và bắt buộc phải tháo mũ ra, thì hẳn là bạn cần chọn một cỡ lớn hơn. Phần trán và hai bên thái dương là những vị trí dễ bị đau nhất khi bạn đội mũ quá chật. 

Đội mũ bảo hiểm làm việc

4. Đội thử mũ khi chạy xe

Đội một chiếc mũ fullface đúng kích cỡ tất nhiên sẽ không hoàn toàn thoải mái, nhưng ít nhất trong ba mươi phút đầu chạy xe bạn phải cảm thấy thoải mái khi đội mũ. Mũ bảo hiểm nào khi đội quá một giờ đồng hồ cũng gây khó chịu ít nhiều. Ngoài ra, phần đệm mút cũng sẽ bị nén lại 15-20% sau khoảng 20 giờ đội, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều!

Một vài câu hỏi thường gặp khi chọn size mũ bảo hiểm

Gập tai khi đội mũ - Hoàn toàn bình thường. Nếu bạn xem MotoGP bạn cũng thấy các tay đua sửa vành tai mỗi khi đội mũ vào. 

Mũ quá chật không đẩy đầu vào được - Một số mũ có phần đệm cổ khá dày, gây khó khăn nhiều khi đội, và có cảm giác là bạn đang đội mũ quá chật. Tuy nhiên, nên nhớ rằng mũ không thiết kế để đội vào tháo ra liên tục, mà là để nằm yên trên đầu bạn!

Đeo kính có đội mũ fullface được không? - Không vấn đề! Hầu hết các mũ fullface ngày nay đều có sẵn khe nhét gọng kính. Bạn có thể sẽ phải đổi mẫu mũ bảo hiểm khác, hoặc đổi gọng kính khác. Bạn cũng có thể cân nhắc kính sát tròng?

Đội mũ vào rồi mình không nhai được -  Đó là điều bình thường. Mũ bảo hiểm đúng kích cỡ khi đội vào sẽ đẩy má của bạn lên, ép vào hai má làm bạn không thể nhai kẹo cao su dễ dàng như khi không đội mũ.  

Đó là tất cả những gì bạn cần biết khi chọn mua mũ bảo hiểm! Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn chọn được một chiếc mũ đúng kích cỡ, thoải mái và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Đừng quên bảo quản và thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm để tăng tuổi thọ cho mũ!