Tầm quan trọng của Mũ bảo hiểm

Hiện nay Việt Nam đang là nước có tỷ lệ người tử vong do tại nạn giao thông cao nằm trong top đầu của thế giới. Vì vậy, việc sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc được quy định bởi pháp luật. Tuy nhiên, đa số mọi người sử dụng nó vì đây là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông chứ chưa thực sự quan tâm tới lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm.

Tại sao bạn nên đội mũ bảo hiểm?

tai-sao-nen-doi-mu-bao-hiem
Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định.

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:

  • Bản thân không đội mũ bảo hiểm; chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
  • Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.

Không phải chỉ trường hợp không đội mũ bảo hiểm mới bị xử phạt. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự có đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm:

  • Không cài quai đúng quy cách
  • Mũ bảo hiểm không phải loại dành cho mô tô, xe máy.
  • Mức phạt khi không đội mũ bảo hiểm

Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực, mức phạt đối với vi phạm không đội mũ bảo hiểm là từ 200.000- 300.000 đồng.

muc-phat-khi-khong-doi-mu-bao hiem

Mũ bảo hiểm bảo vệ bạn như thế nào?

Mũ bảo hiểm đóng vai trò làm giảm truyền lực tác động lên da đầu, hộp sọ, não và cột sống của bạn. Một chiếc mũ bảo hiểm không thể bảo vệ được tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn tuy nhiên nó bảo vệ được trung tâm điều khiển cơ thể - não bộ.

Bộ não của chúng ta có ba phần chính: đại não, thân não và tiểu não. 

Đại não là phần trên cùng của bộ não được chia thành hai phần là bán cầu não phải và trái, chúng được ngăn cách bởi khe não dọc, đóng vai trò quan trọng nhất. Lớp bề mặt ngoài của não được gọi là vỏ não. Vỏ não có màu nâu xám gọi là “chất xám”. Bên dưới vỏ não hay bề mặt não bộ, các sợi liên kết nơron thần kinh với nhau tạo nên vùng màu trắng, gọi là chất trắng. Các dây thần kinh chuyên biệt dọc theo bề mặt não của bạn kiểm soát các chức năng khác nhau, như chuyển động của đầu, cánh tay hoặc chân,.... 

Tiểu não là một phần của bộ não của bạn rất cần thiết trong việc giữ cân bằng, trong khi thân não như một trạm chuyển tiếp, truyền thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và vỏ não. Do đó, ngay cả những vết thương rất nhỏ ở thân não cũng có thể làm gián đoạn dẫn truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ. 

Ngoài việc bảo đảm cho hộp sọ và não bộ của bạn được an toàn thì mũ bảo hiểm còn giúp hạn chế tổn thương cho xương mặt.  Xương mặt của bạn đóng vai trò là điểm gắn kết cho các cơ mặt, chi phôi các hoạt động trên gương mặt từ biểu cảm, mí mắt, nói, nhai và nuốt. Có thể sử dụng xương từ các vị trí khác (như xương sườn hoặc chân dưới như xương ống) để tái tạo xương hàm. Tuy nhiên, các khớp, chẳng hạn như khớp thái dương hàm, khi bị tổn thương rất khó để tái tạo.
 Mũ bảo hiểm nửa đầu là loại mũ được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam bởi độ tiện lợi, giá rẻ, thời trang. Tuy nhiên, loại mũ này chỉ có khả năng bảo vệ được phần trên cùng của bộ não (vỏ não) nhưng không bảo vệ được tiểu não và thân não.

Mũ bảo hiểm ¾ có thể bao phủ hoàn toàn đại não, tiểu não và thân não nhưng lại không bảo vệ được phần mặt của bạn. Giả sử bạn đội một chiếc mũ ¾ và gắn thêm kính chắn bụi thì các mô mềm cũng như răng và xương hàm đều không được bảo vệ thậm chí khi xảy ra va chạm, kính chắn bụi cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây nguy hiểm cho mặt bạn. 

Mũ che cả đầu, tai, hàm độ an toàn đương nhiên sẽ cao hơn hai dòng trước nhưng ít được sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng vì căn bản thời tiết Việt Nam khá oi bức kèm với lượng xe cộ đông đúc dẫn đến kẹt xe liên tục. Vậy nên việc sử dụng mũ trùm kín như vậy sẽ khiến người dùng cảm thấy bị hầm bí, nóng nảy khó chịu.

Thế nào là mũ bảo hiểm an toàn?

Mũ bảo hiểm gồm 3 loại chính: Mũ nửa đầu, mũ  ¾ và mũ che cả đầu, tai, hàm ( Mũ cào cào, full-face, lật hàm, dual-sport). Mũ bảo hiểm an toàn thường đi kèm với chứng nhận DOT, Snell hoặc ECE (hoặc chứng nhận kết hợp) đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về độ an toàn. Với cấu tạo chung như sau: 

Phần vỏ mũ: Chống chịu va đập tác động từ ngoại lực trong trường  hợp có va chạm xảy đến. Vỏ mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường được làm từ nhựa ABS nguyên sinh, sợi thủy tinh hay sợi carbon với mũ cao cấp.

Phần xốp mũ: Xốp mũ có tác dụng hấp thụ và triệt tiêu toàn bộ lực truyền từ vỏ mũ tới, ngoài ra xốp mũ còn có tác dụng cố định mũ vào phần đầu của người đội, xốp mũ bảo hiểm an toàn thường được làm từ xốp EPS. 

Dây quai mũ: Dây quai mũ có tác dụng cố định mũ trên đầu người đội hạn chế việc mũ bị xô lệch đặc biệt khi chạy xe ở tốc độ cao. Quai mũ được làm từ vải sợi chống sờn rách, chốt mũ làm bằng nhựa cứng. 

Kính mũ: Kính có tác dụng chắn gió, cản bụi và côn trùng. Ngoài ra một số loại kính mũ bảo hiểm còn có công dụng là chống lóa và tia UV. Kính thường được làm từ Mica hay nhựa trong suốt làm tăng khả năng quan sát khi tham gia giao thông.

Lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp với mục đích sử dụng

Chọn đúng loại mũ bảo hiểm giúp bạn tối ưu hóa được lợi ích mà chiếc mũ mang lại, mang lại sự an toàn và thoải mái tối đa trong quá trình sử dụng.

Thiết kế

Đặc điểm

Thích hợp cho

Không thích hợp

Mũ bảo hiểm nửa đầu

  • Rất gọn và nhẹ
  • Rất Rẻ
  • Bỏ vừa tất cả cốp xe máy
  • Hoạt động hàng ngày
  • Đi chơi xa
  • Di chuyển nhanh

Mũ bảo hiểm ba phần tư

  • Gọn và nhẹ
  • Rẻ
  • Bỏ vừa một số cốp xe máy
  • Hoạt động hàng ngày
  • Đi chơi gần
  • Di chuyển chậm
  • Đi chơi xa
  • Di chuyển nhanh

Mũ bảo hiểm fullface

  • An toàn nhất
  • Giá tầm trung đến cao
  • Đi chơi xa
  • Di chuyển nhanh
  • Hoạt động hàng ngày
  • Di chuyển chậm

Mũ bảo hiểm lật hàm

  • Đi chơi xa gần
  • Di chuyển nhanh
  • Đi tour
  • Hoạt động hàng ngày

Mũ bảo hiểm cào cào

  • An toàn
  • Giá cao
  • Thiết kế riêng cho xe cào cào, adv, địa hình
  • Hoạt động trên xe adv, cào cào
  • Off-road
  • Hoạt động hàng ngày
  • Di chuyển quá nhanh

Tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm

“Tiêu chuẩn an toàn mũ bảo hiểm” là một cái gì đó còn khá xa lạ đối với người Việt chúng ta. Tuy nhiên đây lại là tiêu chí lựa chọn số một khi mua mũ bảo hiểm ở các nước phương Tây. Các bộ tiêu chuẩn thường thấy là:

dot
DOT - Tiêu chuẩn an toàn được ban hành bởi Bộ Giao Thông Vận Tải ở Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất, đảm bảo mũ bảo hiểm có khả năng bảo vệ người dùng ở một mức nhất định. 
ce

CE 22.05 - Bộ tiêu chuẩn an toàn do Ban Kinh Tế Châu Âu phát hành. Đây cũng là một trong những bộ tiêu chuẩn căn bản của tất cả các mũ bảo hiểm được bán ra tại châu Âu.

Hai bộ tiêu chuẩn DOT và ECE thực ra rất phổ biến, và nhiều mũ bảo hiểm bán tại Việt Nam đã đáp ứng bộ tiêu chuẩn này. Tuy nhiên những hãng sản xuất nhắm đến phân khúc thị trường cao hơn thì lại nhắm đến hai  bộ tiêu chuẩn sau đây: 

SHARP - Tiêu chuẩn an toàn được ban hành bởi chính phủ Anh quốc, trên nền tiêu chuẩn ECE. Do đó mũ bảo hiểm đạt chuẩn SHARP thì chắc chắn phải đạt chuẩn ECE và an toàn hơn ECE. Tiêu chuẩn SHARP thường được áp dụng cho những mũ bảo hiểm sử dụng trong trường đua. Hẳn là nó phải rất an toàn nhỉ. 
snell

SNELL - Tiêu chuẩn an toàn được ban hành bởi một tổ chức phi chính phủ, được thành lập sau cái chết đau thương của một tay đua mô tô chuyên nghiệp. Cộng đồng đam mê tốc độ muốn có một bộ tiêu chuẩn đặc biệt dành cho những mũ bảo hiểm sử dụng trong trường đua. 

Quatest 3 - Một số mũ bảo hiểm ở Việt Nam được đánh giá đạt chuẩn “Quatest 3”. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này đánh giá độ an toàn của mũ bảo hiểm bằng những bài kiểm tra nào, thì lại không được công bố. Tuy nhiên, có tiêu chuẩn vẫn hơn không, nhỉ?
Vậy dựa vào nhu cầu sử dụng, bạn chắc hẳn đã đoán được mình cần mũ bảo hiểm an toàn như thế nào rồi?

Để sử dụng hàng ngày, bạn chỉ cần một chiếc mũ tối thiểu đạt chuẩn Quatest 3. Mũ bảo hiểm nửa đầu và mũ bảo hiểm ba phần tư thường rất khó đạt các tiêu chuẩn cao hơn, do thiếu phần bảo vệ cằm.

Để đi chơi xa gần, di chuyển tren đường cao tốc, bạn cần một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn DOT hoặc ECE 22.05

Để sử dụng cùng với xe phân khối lớn, đi tốc độ cao, di chuyển nhanh, bạn nên cân nhắc đầu tư một chiếc mũ đạt chuẩn SHARP hoặc SNELL nếu có điều kiện.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn giá bao nhiêu?

Một mũ bảo hiểm đạt chuẩn Quatest 3 như Andes có giá dao động từ 300-500 nghìn cho loại mũ nửa đầu và ¾.

Cao cấp hơn là mũ đạt chuẩn DOT và ECE22.05 như Bulldog, Givi,Yohe, LS2, Bell giá từ 1 triệu đồng tới 7 triệu đồng tùy kiểu mũ và chất liệu

Cao cấp nhất là mũ đạt tiêu chuẩn SNELL dành cho những dân chơi xe chuyên nghiệp như Bell, Arai giá từ 10 triệu trở lên.